?Cân đối, bổ sung lượng phân bón trong sản xuất lúa là một trong những yếu tố làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho bà con nhà nông.
?Thực tế hiện nay, trong quá trình sản xuất lúa nông dân đã sử dụng phân bón vô cơ, liên tục kéo dài đã làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất cạn kiệt dần do không bổ sung phân bón hữu cơ, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại nấm bệnh, diệt các loài vi sinh vật có lợi, làm nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, làm đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng và gia tăng các chi phí sản xuất, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.
?Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng bổ sung phân hữu cơ sẽ giúp:
? Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất
? Cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái
?Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn; nhất là trong thời kỳ lúa trổ, ruộng sẽ ít nhiễm rầy, khô vằn, cho bông dài, lúa sạch sâu bệnh, gạo trong, cơm mềm dẻo và có mùi thơm đặc trưng.
?Phân bón hữu cơ vi sinh Tư thạch Trichoderma giải pháp giúp hữu cơ trong sản xuất lúa đạt năng suất vượt trội.
?Thành phần: Chất hữu cơ: 20%;N: 0,7%; P2O5: 0,7%; K2O: 0,7%; CaO: 1%; MgO: 0,3%; độ ẩm: 30%; Fe: 100ppm; Zn: 10ppm; Mn: 50ppm; Trichoderma: 1 x 106 CFU/G.
