Mùa mưa, trồng rau gặp nhiều bất lợi hơn so với mùa nắng do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu từ đó làm giảm năng suất, chất lượng của rau.


-Đối với những hạt giống có vỏ dày, trước khi gieo nên ngâm ủ hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh – khoảng 45 – 500C) trong khoảng 5 – 6 giờ.
– Nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn như: cải xanh, cải thìa, cải ngọt, bí đỏ, bí xanh và các loại rau thơm do mùa mưa thường thiếu ánh sáng dẫn đến khả năng quang hợp kém.

– Cần phải làm sạch cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây rau, đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh gây hại.
– Tùy vào từng loại rau mà lên luống cao hay thấp như: cải xanh – cải ngọt phải lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm; súp lơ vàng lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 100 – 120 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm,…. Đối với một số loại cây trồng như cà chua, dưa leo, khổ qua,… cần phải làm giàn.
– Mùa mưa làm đất không quá mịn vì khi gặp mưa to đất dễ bị kết lại, rễ cây thiếu oxy và khó hấp thu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.
– Đặc biệt phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi gặp mưa to, mưa dầm.
* Nhìn chung đất trồng rau mùa mưa phải thoát nước tốt, giàu mùn, độ thông thoáng cao và dinh dưỡng đầy đủ.

Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, bón theo phương pháp 4 đúng. Ngoài ra trong mùa mưa, quá trình bón phân cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
– Bón nhiều phân hữu cơ đặc biệt là dòng Tam Nông AC-1 chuyên dùng cho các loại cây rau để tạo độ tơi xốp và nên phủ bạt để hạn chế cỏ dại tránh bị rửa trôi dinh dưỡng.

– Trong quá trình bón phân xới nhẹ lớp đất mặt để cày vùi phân vào đất.
– Hạn chế bổ sung phân bón có hàm lượng đạm cao vì rau thừa đạm sẽ dễ gặp tình trạng đổ ngã và bị sâu bệnh tấn công.
– Nếu đất chua (thường có pH từ 3,5 – 6,5) có thể bón thêm vôi (thêm 5 – 10 kg vôi/sào).

– Để hạn chế sự tác động trực tiếp mưa ảnh hưởng lên rau màu nên làm màng che phủ khi trồng rau.
– Phải xới xáo phá bỏ lớp váng khi bị ngập úng để đất thoáng, cung cấp oxy cho rễ cây.
– Tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã.
– Tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
