QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Bước 01: KIỂM TRA, PHÂN LOẠI
Bùn thải được kiểm tra các thành phần như độ ẩm, pH và các thành phần dinh dưỡng và được phân loại tại nguồn trước khi đưa về xử lý.
Bước 02: XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ
Bùn thải được chia ra ba dạng để xử lý: bùn thải hữu cơ dạng rắn, bùn thải hữu cơ dạng lỏng và bùn thải hữu cơ có lẫn thành phần vô cơ. Mỗi loại bùn thải có độ ẩm khác nhau và sẽ có cách xử lý khác nhau.
Bước 03: PHỐI TRỘN
Sau khi được tách nước (đối với bùn lỏng) và tách tạp chất, bùn thải được đưa vào khâu phối trộn trước khi ủ.
Bước 04: Ủ VÀ LÀM KHÔ BÙN
Bùn thải sau khi phối trộn đảm bảo về độ ẩm và các thành phần được đưa đi ủ kỵ khí, thời gian ủ khoảng 2 tháng. Sau đó bùn thải được chuyển đến gian làm khô, tách ẩm. Khi độ ẩm của bùn còn 35 – 40% thì đưa đi phối trộn nguyên liệu
Bước 05: KIỂM TRA, THÀNH PHẨM
Bùn thải sau khi làm khô, tách ẩm được kiểm tra các thành phần dinh dưỡng và chuyển đến kho chứa thành phẩm làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
Phân bón được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động, có tính kiểm soát cao, tất cả bùn thải đều được kiểm tra, kiểm soát tại nguồn, quy trình ủ được kiểm soát chặt chẽ, độ ẩm phân bón được đảm bảo trước khi qua các công đoạn tiếp theo.
Điểm đặc biệt trong công nghệ sản xuất phân bón
- Các nguồn nguyên liệu đều là nguồn nguyên liệu tái chế, không chứa thành phần nguy hại cho cây trồng.
- Có đầy đủ các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn, Fe, Cu, Mn,… cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đảm bảo phân giải hết zenluloza và trichoderma trong ủ bùn nhờ các loại vi sinh vật trong quá trình ủ như trichoderma sp, bacillus,… đảm bảo các thành phần trong phân bón được chuyển hóa, tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng.
- Có độ đồng nhất cao như màu sắc, kích cỡ, độ ẩm.
- Độ ẩm phân bón khoảng 25 – 30% đảm bảo không bay mùi ảnh hưởng đến môi trường, không gây ô nhiễm cho người sử dụng
- Độ ẩm này rất tốt cho vi sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh phát triển nhanh.
- Không chứa màu hóa học và màu gây hại cho người sử dụng.